Phụ nữ tiền mãn kinh uống thuốc gì?

Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là “cửa ải” gian khổ mà mọi phụ nữ phải vượt qua

Phụ nữ tiền mãn kinh vẫn có thể mang thai!

Bí quyết làm chậm thời điểm tiền mãn kinh ở phụ nữ

Níu giữ thanh xuân tuổi tứ tuần

5 sự thật phụ nữ cần biết về tiền mãn kinh và mãn kinh

“Cửa ải” tiền mãn kinh

Có 2 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mà người phụ nữ phải trải qua trong hành trình sự sống sinh – lão – bệnh – tử, đó là: Dậy thì và mãn kinh.

Ở thời điểm dậy thì, hormone nội tiết tố bắt đầu sản sinh mạnh, giúp tạo nên những đặc trưng giới tính nữ: Làn da mềm mịn, mái tóc óng mượt, giọng nói trong trẻo, đường cong cơ thể mềm mại, ngực căng, eo thon nhỏ, hông nở nang. Đồng thời, hormone nội tiết tố nữ cũng giúp cơ quan sinh sản phát triển, làm tăng ham muốn tình dục, để chuẩn bị sẵn sàng cho thiên chức cao cả sắp tới: Làm vợ và làm mẹ!

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh trái ngược hoàn toàn với thời điểm dậy thì.

Ở thời điểm này (thường bắt đầu từ độ tuổi 40), buồng trứng bắt đầu suy giảm và ngừng hoạt động, khiến việc tiết hormone estrogen giảm mạnh. Nồng độ estrogen suy giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm cả nhan sắc, sức khỏe của người phụ nữ.

Thời kỳ tiền mãn kinh gây hại gì?

Hormone nội tiết tố nữ - hormone estrogen vốn được coi là “suối nguồn tươi trẻ” của người phụ nữ. Hormone estrogen đầy đủ giúp người phụ nữ trẻ đẹp, căng tràn sức sống.

Khi buồng trứng giảm hoạt động, việc tiết hormone estrogen của các tế bào hạt trở nên kém hơn. Suy giảm hormone estrogen gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến hoạt động của hệ trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng gặp trục trặc, tác động lớn đến sức khỏe, nhan sắc của người phụ nữ.

Da dẻ: Suy giảm hormone estrogen khiến da khô sần, nám sạm, tàn nhang. Giảm estrogen cũng gây suy giảm collagen – cấu trúc nâng đỡ làn da – khiến da chùng nhão, xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn.

Suy giảm nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh khiến da xấu, xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn

Tóc: Thiếu estrogen cũng khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng.

Vóc dáng: Buồng trứng giảm tiết estrogen khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ hơn, bởi các tế bào mỡ có khả năng tiết estrogen, để cổ gắng bù đắp lại lượng estrogen thiếu hụt. Ngoài ra, việc thiếu estrogen cũng khiến việc phân bố chất béo trong cơ thể không còn đồng đều như trước. Chất béo thay vì tích tụ ở ngực và hông, giờ đây lại tích tụ nhiều ở vùng bụng, quanh eo. Chính bởi vậy, nhiều phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh than phiền dù đã ăn kiêng nhưng vẫn bị tăng cân béo bụng.

Suy giảm ham muốn tình dục: Hệ quả tất yếu khi suy giảm hormone estrogen là suy giảm ham muốn và khả năng tình dục.

Khô âm đạo: Âm đạo của người phụ nữ cần có estrogen để tiết chất nhờn bôi trơn tự nhiên. Thiếu chất nhờn gây khô âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

Loãng xương: Suy giảm hormone estrogen làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ. Bởi, thiếu nội tiết tố nữ khiến ruột kém hấp thu calci. Đồng thời, tế bào sinh xương kém sản xuất trong khi tế bào hủy xương lại sản sinh nhiều hơn trước.

Bệnh tim mạch: Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cũng dễ mắc bệnh tim mạch hơn giai đoạn trước, chủ yếu do sự suy giảm nội tiết tố bên trong cơ thể.

Thay đổi tâm trạng: Nhan sắc suy giảm, sức khỏe tàn phai, cộng thêm sự thay đổi nội tiết tố khiến tâm trạng của chị em thay đổi thất thường, thậm chí dễ bị trầm cảm.

Bốc hỏa: Đây là triệu chứng điển hình nhất của thời kỳ mãn kinh. Suy giảm hormone estrogen ảnh hưởng đến trung khu điều hòa thân nhiệt của cơ thể, khiến cơ thể lầm tưởng bị nóng quá, cần đổ mồ hôi để tỏa nhiệt. Sau cơn nóng bừng là ớn lạnh, rất khó chịu. Bốc hỏa thường xảy ra trong đêm, khiến chị em bị tỉnh giấc trong đêm, mất ngủ. Mất ngủ lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Xem thêm: Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?


Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?

Để giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, thông thường, bác sỹ sẽ kê thuốc nội tiết – liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc (hormone replacement therapy – HRT).

Thuốc hormone thường được dùng dưới 3 dạng: Thuốc estrogen; Thuốc progestin; Kết hợp estrogen và progesterone.

Thuốc nội tiết được dùng với nhiều tên biệt dược khác nhau, với nhiều dạng bào chế như: Viên uống, viên đặt âm đạo, kem bôi, gel bôi, dạng xịt, miếng dán... Dùng liệu pháp hormone thay thế HRT thẩm thấu qua da ít nguy cơ hơn dùng đường uống.

Tuy nhiên, loại thuốc này được bán theo đơn thuốc của bác sỹ. Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y Dược, TP.HCM: Việc dùng liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn. Tùy tiện dùng, dùng sai thuốc sẽ rất nguy hiểm.

Trước khi chỉ định, bác sỹ sẽ khám lâm sàng, kiểm tra âm đạo, cổ tử cung, chụp tuyến vú, xét nghiệm máu để lên phác đồ điều trị. Những phụ nữ bị chảy máu âm đạo bất thường, mắc bệnh gan, có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hoặc huyết khối... nên tuyệt đối tránh liệu pháp này.

Những phụ nữ được chỉ định dùng thuốc nội tiết cũng cần phải theo dõi huyết áp theo định kỳ, đi khám vú hàng năm. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đi khám ngay lập tức, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy được đánh giá là giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, loãng xương, lo âu, mất ngủ, khô âm đạo... Nhưng, nhiều nghiên cứu cho thấy, liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc chính là “con dao hai lưỡi” với sức khỏe.

Nghiên cứu do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Anh phối hợp với Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh thực hiện cho thấy, những phụ nữ dùng thuốc hormone thay thế dạng kết hợp có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi so với người khác.

Tổ chức Hành động vì Sức khỏe phụ nữ (Mỹ) đã tiến hành hai công trình nghiên cứu lớn đánh giá việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc kết hợp cả estrogen và progestin ở phụ nữ mãn kinh cho thấy: Liệu pháp này làm tăng nguy cơ ung thư vú, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung gì?

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc nội tiết, các chuyên gia đặt ra câu hỏi: Tại sao lại phải dùng hormone thay thế dạng thuốc trong khi hoàn toàn có thể thay thế bằng thảo dược để cân bằng nội tiết tố?

Loại thảo dược đầu tiên mà phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh nên nghĩ đến chính là mầm đậu nành. Tinh chất mầm đậu nành có chứa isoflavones có cấu trúc và chức năng tương tự như estrogen trong cơ thể con người. Nhờ vậy, khi bổ sung tinh chất mầm đậu nành sẽ giúp bù đắp lại lượng estrogen đã mất, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Cán cân nội tiết tố cân bằng sẽ giúp giảm và ngăn ngừa những triệu chứng mà thời kỳ mãn kinh gây ra như bốc hỏa, mất ngủ, lo âu, khô âm đạo...

Cùng với tinh chất mầm đậu nành, bài thuốc Tứ vật thang cũng là liệu pháp thiên nhiên mà phụ nữ mãn kinh cần nhớ. Tứ vật thang là bài thuốc cổ phương với những vị thuốc chuyên về điều huyết can kinh như Đương quy, Thục địa, Bạch thược và Xuyên khung. Bài thuốc Tứ vật thang giúp điều huyết, bổ huyết cho phụ nữ. Khí huyết đầy đủ, lưu thông tốt sẽ giúp người phụ nữ khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe, dồi dào sức sống và kéo dài tuổi thanh xuân.

Biện pháp đơn giản, hiệu quả, an toàn mà các chuyên gia và chị em phụ nữ đang tin chọn để “đẩy lùi” các triệu chứng khó chịu của cửa ải mãn kinh chính là sử dụng sản phẩm chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành, bài thuốc Tứ vật thang, kết hợp cùng lợi khuẩn và các chất chống oxy hóa mạnh như selen và alpha lipoic acid. Nội tiết tố cân bằng sẽ giúp cải thiện từ bên trong các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh.

Vân Anh H+

Gợi ý sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân

Bí kíp trị rụng tóc từ thảo dược an toàn hiệu quả - Ảnh 7

Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.

Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.

Đối tượng sử dụng: Phụ nữ trên 18 tuổi; Phụ nữ suy giảm nội tiết tố; Phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; Phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.

*XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC

Webstite: http://yxuan-tredep.vn/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên